Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay đang gây ra những hệ lụy, những hậu quả mà con người phải đối mặt khi kinh tế ngày càng phát triển và cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Đời sống của con người đang ngày càng được cải thiện ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên song song đó thì lượng rác thải, chất thải được thải ra ngoài môi trường đất càng ngày càng nhiều.
Những rác thải cũ chưa kịp phân hủy hoặc chưa kịp xử lý thì những rác thải mới lại liên tục được thải ra, rác chồng rác, gây ra hiện tượng bốc mùi hôi thối kinh khủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe con người.
Vậy mọi người có biết khái niệm ô nhiễm môi trường đất là gì chưa? Và những biện pháp nào để giảm thiểu cũng như khắc phục thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam nói chung cũng như TPHCM nói riêng hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tgrh.org tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1.Khái niệm Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất là bao gồm các hành động làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm từ con người và môi trường khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức an toàn, nhất là các rác thải từ các hộ gia đình, của doanh nghiệp sản xuất kim loại và chất thải rắn của ngành khai thác mỏ.
Hơn nữa, còn có các tác nhân tự nhiên bao gồm: nguồn gây ô nhiễm tự nhiên đến từ việc nhiễm phèn, bị quá trình gley hóa, nhiễm mặn trong đất và sự lan truyền từ môi trường nước ra đất đã bị nhiễm bẩn; hoặc nguồn ô nhiễm nhân tạo như từ chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp: thuốc trừ sâu, cộng với chất thải sinh hoạt và các tác động khác của con người ở khu đô thị, chợ, khu sản xuất…
Những điều trên hàng ngày xảy ra sẽ gây ra nhiễm độc diện rộng từ đất qua nước, gây ngộ độc và ô nhiễm đất, nguồn nước và môi trường.
2.Nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng môi trường đất bị nhiễm bẩn đó là: Nhóm nguyên nhân tự nhiên (không chịu tác động từ phía con người); và nhóm nguyên nhân do chính con người chúng ta gây nên.
Những sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, những can thiệp của con người vào môi trường tự nhiên, sự phát triển của các ngành công nghiệp, ý thức của con người… là những nguyên nhân chính khiến cho đất bị ô nhiễm một các trầm trọng.
2.1.Nguyên nhân thực trạng ô nhiễm môi trường đất do các thành phần tự nhiên
- Đất bị nhiễm phèn: Do sự dịch chuyển của các thành phần tự nhiên, những cơn mưa…
- Đất bị nhiễm mặn: Đặc biệt là ở các vùng ven biển, đất có thể bị nhiễm mặn, sự lan truyền từ môi trường nước, môi trường không khí, từ xác của động, thực vật…
2.2.Thực trạng môi trường đất bị nhiễm bẩn do sự can thiệp của con người
- Môi trường bị ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp: Lượng chất thải từ công nghiệp ra môi trường ngày một nhiều, bên cạnh bao ni lông, có không ít những hóa chất, nước bẩn… khiến đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp, các khu đô thị, các thành phố lớn…
- Ô nhiễm môi trường đất do chất thải từ hoạt động nông nghiệp: chất thải, thuốc trừ sâu, hóa chất, phân bón hóa học, thuốc kích thích… từ hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Đất bị nhiễm bẩn do sinh hoạt của con người: Những chất thải trong sinh hoạt thải trực tiếp xuống đất, những chất thải khó phân hủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
- Ô nhiễm môi trường đất là hệ lụy của ô nhiễm môi trường nước: Rác thải, hóa chất được thải ra các dòng sông, ngấm xuống đất khiến đất bị nhiễm độc trầm trọng.
Các hoạt động thường ngày của con người dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chúng ta nên phải bắt đầu để ý đến môi trường xung quanh vì sự sống của chúng ta sau này.
Hiện nay, trên các kênh phương tiện truyền thông luôn tuyên truyền những thông tin, kêu gọi con người nên có ý thức trong việc bảo vệ môi trường thế nhưng thật sự thì vẫn còn nhiều người dân, hộ gia chưa để tâm đến vấn đề môi sinh hay gọi là vô tâm.
3.Những biện pháp khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường đất tại thành phố Hồ Chí Minh
- Mỗi doanh nghiệp sản xuất, khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên… phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường đất. Có hệ thống xử lý chất thải, rác thải… đồng thời không được phép đổ hóa chất độc hại vào môi trường đất dù bất kỳ hình thức nào đi nữa.
- Có những biện pháp để quy hoạch khu đô thị, các khu dân cư, lắp đặt những đường ống thông minh, hiện đại để chất thải, rác thải được lưu thông… giảm thiểu những ô nhiễm môi trường.
- Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần có biện pháp nghiêm cấm việc xả rác bừa bãi, nghiêm cấm đổ chất thải, rác thải ra môi trường. Đồng thời phải tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Sử dụng những nguồn năng lượng sạch, không có khí thải như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
- Phát triển khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, tăng năng suất nông nghiệp, công nghiệp… áp dụng những biện pháp tiên tiến, khoa học trong việc xử lý chất thải, rác thải… Tích cực áp dụng rộng rãi các biện pháp, kỹ thuật sinh vật học các loại côn trùng, các loại chim có ích để hạn chế sử dụng thuốc từ sâu, phân bón, hóa chất.
- Khuyến khích phát triển những dịch vụ bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường.
- Chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn không khí cũng như chống xói mòn đất, không bị lũ lụt.
Con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường xung quanh, đến khi môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng, thậm chí rất nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta hãy cùng chung tay góp phần bảo vệ môi trường vì một cuộc sống xanh xung quanh và cả cuộc sống của con cháu chúng ta sau này
>>>Xem thêm: