Nước đối với con người được sử dụng với các mục đích khác nhau. Gồm các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí. Vì thế việc xử lý ô nhiễm môi trường nước nước hiện nay ở Việt Nam là một điều tất yếu không thể thiếu. Vậy Ô nhiễm nước là gì?
Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Các nguồn nước bao gồm nước mặt và nước ngầm:
Ô nhiễm nước mặt là gì?
Ô nhiễm nước mặt là hiện tượng các vùng nước như hồ, sông, biển. Bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm lây nhiễm các chất độc hại. Như chất trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa xử lý. Tất cả đều có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm nước ngầm là gì?
70% hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi nước. Tuy nhiên chỉ 1% trong số này con người có thể sử dụng được trong sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn nước trên bề mặt trái đất là nước muối (nước biển). Và nước mà ta có thể sử dụng được thì có tới 99% ở dưới lòng đất ( nước ngầm). Tức là nước ngầm chính là nước được tìm thấy dưới lòng đất.
Tất cả những chất thải của con người, hóa chất và kim loại nặng, thuốc trừ sâu đều là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Xem thêm: Tin tức môi trường
Tình hình ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam
Ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
Hệ thống nước mặt ở Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao, rạch. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của nhiều loài động, thực vật và hàng triệu người.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng về thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam. Chất lượng nguồn nước mặt ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
Nước tại các sông, ngòi, kênh, rạch đặc biệt ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp bị biến chất và nguy hiểm. Ước tính 70% số nước thải từ các khu công nghiệp vẫn xả thẳng ra môi trường và không qua xử lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội
Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết : 80% nước đầu vào cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt. Đồng bằng sông Hồng có tổng lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất và nhiều thành phần ô nhiễm. Ô nhiễm nước thải chủ yếu từ làng nghề, khu công nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp, y tế…
Theo đó, lượng nước thải mà cư dân cùng các nhà máy thải ra mỗi ngày lên đến 300.000 tấn. Trong nước thải này chứa nhiều chất độc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cụ thể mỗi năm, lượng chất thải ra sông ngòi, ao hồ tự nhiên là 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ. Hàng chục tấn kim loại nặng, dung môi và nhiều loại kim loại khác.
Nước thải tại Hà Nội chủ yếu được thải vào: Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, sông Tô Lịch. Bốc mùi hôi thối và rất khó chịu ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt của những người dân sống xung quanh hồ và dọc theo các con sông.
Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở TPHCM
Ô nhiễm nguồn nước đang trở thành một vấn đề nan giải tại TPHCM và các vùng lân cận. Rất dễ bắt gặp những dòng kênh, con sông ngập tràn rác thải, nước đen ngòm bốc mùi hôi thối.
Tại TPHCM, ở các đoạn sông chính, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và coliforms. Chủ yếu đến từ rác thải sinh hoạt của con người và khu công nghiệp.
Chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Các nguồn thải còn lại thì chỉ xử lý hệ thống sơ bộ, hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường. Chính điều này đã đóng góp 80% khiến tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Thêm vào đó, nguồn thải từ các khu dân cư cũng không được xử lý một cách triệt để.
Tình hình ô nhiễm nước biển tại Việt Nam
Theo thông tin được nêu ra tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thì “Biển Việt Nam đang bị ô nhiễm rác thải đứng thứ 4 thế giới”.
Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, hiện lượng chất thải rắn phát sinh của 28 tỉnh ven biển vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày). Lượng chất thải rắn tại các tỉnh kinh tế trọng điểm ven biển đang có xu hướng tăng qua từng năm. Đặc biệt là những chất thải nguy hại ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim.
Trong vòng 10 năm có trên 100 vụ tràn dầu trên biển Việt Nam. Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30% là chất thải rắn nguy hại chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Cảnh báo ô nhiễm nước ngầm tại Việt Nam
Trung tâm quan trắc và dự báo tài nguyên nước đã công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo đó, mực nước ngầm đang sụt giảm nhanh, chất lượng nước cũng không đạt tiêu chuẩn. Các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng asen, amoni, hữu cơ,…
Báo cáo ô nhiễm nước ngầm ở Hà Nội
Theo khảo sát của Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE), ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội đang đạt mức báo động.
Cũng theo VIWASE hiện trạng cấp nước đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm có hàm lượng sắt cao. Các giếng ở các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao.Các giếng tại những quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai cũng bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu nhiễm bẩn.
Thực trạng ô nhiễm nước ngầm tại TP Hồ Chí Minh
Qua giám sát chất lượng nguồn nước tám tháng đầu năm của TTYTDP cho thấy nhiều mẫu nước giếng hộ dân hầu như có độ pH thấp, tỉ lệ mẫu không đạt là 41,62% trong đó có đến 82/197 mẫu không đạt.
Tại các quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Tân Phú, hàm lượng Amoni trong nước giếng cao vượt quá giới hạn cho phép (9,14%). Một số điểm không đạt hàm lượng sắt (2,03%) tại quận 12, Hóc Môn. Bên cạnh đó có 4,06% mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Do con người tác động
Từ sinh hoạt hàng ngày
Mỗi ngày luôn có lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học. Chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt của con người. Thải ra môi trường mà chưa qua xử lý.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất rắn). Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải của một người trong một ngày là khác nhau.
Từ sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất độc hại, có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Từ sản xuất công nghiệp
Các chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển. Kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải, nước thải ngày càng nhiều. Và chúng chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước. Gây ảnh hưởng tới chất lượng nước tự nhiên hiện nay.
Tự nhiên tác động
Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt… hoặc do các hoạt động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng sẽ bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ dần ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng sông suối.
Hy vọng qua bài viết này mọi người đã hiểu rõ hơn về tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường. Vì tương lai con em chúng ta.
Xem thêm: Tin tức tổng hợp